Review phim Ông Ngoại Tuổi 30 có hay không?


Review phim Ông Ngoại Tuổi 30 có hay không? Đây là một bản remake của Hàn Quốc. Cá nhân mình đánh giá đây là tác phẩm nhẹ nhàng và xoay quanh máu mủ ruột già tuy chưa hẳn là xuất sắc và còn tương đối nhiều sạn.

Ông ngoại tuổi 30 là bản remake của bộ phim Speed Scandal (2008) của Hàn Quốc. Bộ phim được chỉ đạo bởi nhà làm phim trẻ Võ Thanh Hòa (Bệnh Viện Ma) cùng dàn diễn viên trẻ đẹp: ca sĩ Trịnh Thăng Bình, Kiều Trinh, Hạ Vy...

Ông ngoại tuổi 30 poster

Poster phim Ông ngoại tuổi 30

Review phim Ông Ngoại Tuổi 30

Bộ phim ông ngoại tuổi 30 là bộ phim xoay quanh câu chuyện của một chàng thanh viên điển trai Sơn Huy (Trịnh Thăng Bình) bỗng nhiên một ngày cô bé Mi Trần (Kiều Trinh) cùng cậu con trai đáng yêu Phương Đông (bé Gia Bảo) xuất hiện trước cửa nhà anh, tự xưng là con ruột và cháu ngoại.

Khi Sơn Huy hỏi ra mới biết cả hai người họ đều là hậu quả của một mối tình bồng bột lúc trẻ của mình. Không còn lựa chọn nào khác chàng VJ tuổi 30 đã phải chấp nhận để họ bước vào cuộc sống của mình và bên cạnh đó chính là nỗi lo lắng sẽ bị phơi bày scandal bất cứ lúc nào.

Ông ngoại tuổi 30

Về phần diễn xuất của Trịnh Thăng Bình đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu chàng ca sĩ Người ấy sẽ có diễn xuất như thế nào? Theo như cá nhân mình đánh giá thì có thể tạm hài lòng với những gì nam ca si thể hiện. Diễn xuất không đều về mặt cảm xúc, đôi khi thể hiện bản thân quá đà không cần thiết là điểm trừ để phim tồn tại nhiều trường đoạn mất tự nhiên.

Nhưng bên cạnh đó lại có điểm sáng khác đó chính là diễn xuất của Kiều Trinh gây ấn tượng mạnh với nhiều pha thể hiện nội tâm phong phú. Với sự ngây thơ của cô gái 23 tuổi đã làm mình hoàn toàn say đắm.

Ngoài ra, còn có nét đáng yêu, tinh nghịch, hết sức chân thật của bé Gia Bảo đã góp phần dẫn dắt cảm xúc khán giả trở về khoảnh khắc bình yên nơi gia đình êm ấm.

Ông ngoại tuổi 30

Ông ngoại tuổi 30 là bộ phim dễ đi vào lòng khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên, nội dung phim khá dễ đoán nhưng mình vẫn muốn thưởng thức đến cuối phim để trải nghiệm những xung đột trong nội tâm của nhân vật xoay quanh câu hỏi chủ đạo: ta nên lựa chọn sự nghiệp hay gia đình? Sơn Huy đã từng vô cùng kiêu ngạo với địa vị của người nổi tiếng nên tỏ ra vô cùng tức tối, luôn tìm cách để hai mẹ con Mi Trần rời khỏi nhà mình.

Ông ngoại tuổi 30

Từ khi có xuất hiện của Mi Trần thì đã cảm hóa tâm hồn ích kỷ của chàng VJ, mang đến cho cuộc đời anh nhiều âm hưởng mới mẻ, để bản thân chiêm nghiệm thế nào là đau đớn khi bên cạnh mình thiếu đi người thân.

Bộ phim có nhịp khá đều, không có đoạn nào cao trào và đột biến. Bộ phim cũng có những tình huống hài hước được đạo diễn đen xen vào diễn biến của phim. Cá nhân mình đánh giá những tình huống hài hước của bộ phim khá tốt, không quá nhây và phô.

Ông ngoại tuổi 30

Nếu so sánh với bản của Hàn vào năm 2008 thì bản remake Ông ngoại tuổi 30 có rất nhiều nhân vật phụ không cần thiết, chính vì lý do này mà đất diễn bị chia ra nhiều cho những diễn viên không chuyên đã vô tình làm cho sự biến đổi tâm lý trong mối quan hệ giữa Sơn Huy và hai mẹ con Mi Trần chưa đủ tới.

Phim Ông Ngoại Tuổi 30 có hay không?

Phải nói đây là nỗ lực rất lớn của điện ảnh Việt Nam khi quyết định remake lại một kịch bản rất thành công của nước ngoài. Thực sự, cá nhân mình đánh giá đây là bộ phim chỉ ở mức tạm ổn và chấp nhận được không xuất sắc như bản gốc của Hàn từ năm 2008.