Protein thực vật: Nguồn thay thế hoàn hảo


Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày, giúp cơ thể thực hiện các chức năng quan trọng trong hoạt động sống. Bên cạnh nguồn protein động vật như thịt, cá, trứng, sữa… mới đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định thực vật cũng là một nguồn cung cấp protein hoàn hảo cho con người.

Protein – vật chất của sự sống

Về cơ bản, protein là một đại phân tử sinh học, được cấu tạo từ một chuỗi các thành phần nhỏ hơn là axit amin (hay amino acid) liên kết hóa học với nhau.

Protein có cấu tạo là các chuỗi acid amin

Protein có cấu tạo là các chuỗi acid amin (amino acid)

Là thành phần cốt lõi cấu tạo nên tất cả các tế bào trong cơ thể, protein có vai trò điều tiết mọi hoạt động sống, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. 7 chức năng chính của protein trong cơ thể bao gồm:

  1. Tạo cấu trúc, nâng đỡ cơ thể: Ví dụ như collagen trong gân, dây chằng, xương, keratin trong tóc…
  2. Là chất xúc tác sinh học giúp tăng nhanh tốc độ các phản ứng tiêu hóa, trao đổi chất: Ví dụ pepsin – men tiêu hóa ở dạ dày, amylaza – men tiêu hóa trong nước bọt,…
  3. Điều hòa các hoạt động sinh lý: Ví dụ như hormone sinh dục nam testosterone và hormone sinh dục nữ estrogen,…
  4. Vận chuyển các chất: Ví dụ như hemoglobin trong máu vận chuyển oxi,…
  5. Tham gia vào chức năng vận động của cơ thể: Ví dụ như actin, myosin tạo nên các sợi cơ,…
  6. Cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường: Ví dụ như các protein tiếp nhận ánh sáng trong mắt,…
  7. Dữ trự chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể: Các protein trong cơ, thịt,…
  8. Theo Khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng của Bộ Y tế dành cho người Việt Nam (2006), mỗi ngày một người trưởng thành cần cung cấp trung bình 60g protein. Sự thiếu hụt protein sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, tóc dễ gãy rụng, xuất hiện nếp nhăn trên da…

Protein thực vật – nhu cầu thiết yếu của cơ thể

Hiện nay, người ta đang cố gắng bổ sung protein qua nhiều thực phẩm khác nhau, nhưng chủ yếu là protein từ động vật: Thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, trứng… Mặc dù vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nguồn protein động vật chỉ nên được sử dụng vừa phải, bởi trong chúng chứa khá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol không có lợi cho tim mạch và huyết áp.

Trong khi đó, protein thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol được coi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch. Trong khoa học, protein thực vật được gọi là protein không đầy đủ, bởi nó thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, lượng axit amin này có thể bổ sung thêm bằng cách kết hợp các loại thực vật với nhau.

Protein thực vật

Protein thực vật 

Trên thực tế, việc sử dụng nhiều protein thực vật rất tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu kéo dài 32 năm ở trường Y khoa Harvard, các nhà khoa học nhận thấy việc thay thế 3% lượng calo từ protein động vật bằng protein thực vật sẽ làm giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm giảm 10% nguy cơ chết vì bất kỳ căn bệnh thông thường nào. "Các nguồn cung cấp protein thực vật cũng cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác chúng ta cần trong thực đơn hàng ngày".

Chùm ngây – nguồn cung cấp protein thực vật kì diệu

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện một số loại rau, hạt, còn chứa hàm lượng protein không thua kém, thậm chí cao hơn trong thịt.

Cây chùm ngây

Chùm ngây

Đứng đầu danh sách là rau chùm ngây, với hàm lượng protein từ 30 – 50%, cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể, giúp cơ thể tự tổng hợp các chất cần thiết cho riêng mình. Không chỉ giàu protein, chùm ngây còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác như vitamin, chất khoáng (đặc biệt là canxi, magie), chất mang dược tính, rất tốt cho sức khỏe.

Do đặc tính vượt trội của chùm ngây, gần đây, Sản phẩm com chum ngay của công ty cổ phần công nghệ và dược phẩm quốc tế đã ra đời. Được chiết xuất 100% từ chùm ngây bằng công nghệ cao và công thức bí truyền, Cốm chùm ngây chứa hàm lượng lý tưởng protein và các vi chất.

Các loại đậu

Đậu

Các loại đậu giàu protein

Các loại đậu đỗ rất giàu protein, chất xơ và magie, ít cholesterol, thích hợp với nhiều người. Theo dữ liệu nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA, hàm lượng protein trong đậu nành là 36,49g/100g, đậu xanh là 23,86g/100g, đậu đen là 21,6g/100g, nhiều hơn cả hàm lượng protein trong tôm (20,1g/100g).

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương có hàm lượng protein khá cao, ước tính trong nửa chén hạt hướng dương có khoảng 14,6g protein.